Khi nhắc tới hoạt động chôn cất hoặc hỏa táng, chúng ta đang đề cập đến bước cuối cùng của một hoạt động tang lễ thông thường mà có liên quan đến việc an táng. Đối với hoạt động đầu tiên, thi hài sẽ được chôn cất ngay ngắn dưới lòng đất tại một nghĩa trang hoặc ở những địa điểm khác như trong một hầm mộ hoặc một lăng mộ. Đối với hoạt động còn lại, thi hài sẽ được đưa vào lò thiêu và tro cốt từ đó sẽ được đặt trong một hũ đựng chuyên biệt. Gia đình và người thân sẽ đưa ra quyết định về cách thức an táng đối với các thi hài này, và họ có thể lựa chọn an táng trong một nhà lưu giữ tro cốt, chôn cất tại một huyệt mộ hoặc rải tro (thường ở ngoài biển).
Giữa hai phương thức trên, hỏa táng thường được xem là một lựa chọn phù hợp hơn về mặt tài chính. Những năm trở lại đây, hỏa táng đã và đang trở nên ngày càng thịnh hành, thậm chí vượt qua hoạt động chôn cất để trở thành hình thức an táng phổ biến nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số nền tôn giáo nhất định không cho phép việc hỏa táng và một số khác lại khuyến khích hình thức này. Mặt khác, một số cá nhân khác mà ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề tôn giáo có thể xem xét đề khía cạnh về môi trường của phương thức an táng, nhưng nhìn chung, cả hai hoạt động chôn cất và hỏa táng đều có những ưu và nhược điểm nhất định.
Sau cùng, nếu tín ngưỡng không phải là một vấn đề quá lớn lao, việc lựa chọn chôn cất hay hỏa táng sẽ chú trọng vào ý kiến riêng của mỗi cá nhân. Đây là một trong những lý do chính giải thích cho việc tại sao chúng ta nên gợi nhắc người thân về tâm nguyện cuối cùng trong cuộc đời mình. Vì thế, khi còn có thể, chúng ta nên lập kế hoạch hậu sự trước để tránh việc gia đình và người thân phải đưa ra những quyết định khó khăn.