Shuukatsu
/ Dịch bởi Colin Kuan
Thuật ngữ “Shuukatsu” đã trở thành một cụm từ thông dụng trong những năm gần đây.
Vậy “shuukatsu” rốt cuộc là gì?
Shuukatsu bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản.
Theo Báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới năm 2019 của Liên hợp quốc, xu hướng xã hội đáng kể nhất của thế kỷ 21 là già hóa dân số. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đang tăng lên hàng năm và tốc độ tăng trưởng của nhóm 65 tuổi trở lên lần đầu tiên trong lịch sử vượt quá tốc độ tăng của nhóm trẻ.
Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về tuổi thọ. Theo thống kê của chính phủ Nhật Bản, dân số trên 65 tuổi đã đạt mức cao nhất thế giới. Số lượng người cao tuổi tăng mạnh và mức sinh cực thấp đã dẫn đến hiện tượng tỷ lệ sinh thấp và dân số già. Hiện tượng này dẫn đến việc những người lớn tuổi ở Nhật Bản sống một mình đã trở thành tiêu chuẩn và thậm chí không có bất kỳ thành viên nào trong gia đình ở bên cạnh khi họ qua đời. Chính vì vậy, những người này đã chủ động lên kế hoạch trước cho hậu sự của chính họ. Việc này nhằm để tuân thủ theo nguyên tắc “không làm phiền người khác” và giảm bớt lo lắng cho người khác về sự ra đi của họ.
Và đó chính là định nghĩa của “Shuukatsu”. Đó được xem là hành động lên kế hoạch cho sự ra đi của một người. Khái niệm “shuukatsu” thúc đẩy ý tưởng chuẩn bị trước cho hậu sự khi chúng ta vẫn còn sống và bắt đầu chủ động đến gần hơn với việc nói lời tạm biệt. Ý nghĩa của hành động này chính là mỗi chúng ta sẽ nhìn nhận lại cuộc hành trình của cuộc đời, lập kế hoạch và tổ chức hậu sự của riêng mình, và quan trọng hơn là để giữ được “phẩm cách cao trọng” mà ta mong muốn.
Việc “đối mặt” với cái chết không có nghĩa là chúng ta phải trải qua những ngày tháng trầm cảm và chỉ buồn bã chờ đợi ngày đó đến; ngược lại, mỗi chúng ta đều nên tích cực chuẩn bị cho cuộc hành trình cuối cùng này với thái độ vui vẻ và tích cực, và sống những ngày còn lại một cách trọn vẹn và không hối tiếc.
Trên Thực tế, lợi ích của “shuukatsu” không chỉ dừng lại ở đó mà những ưu điểm mà nó có thể mang lại cho gia đình cũng rất đáng chú ý. Từ một khía cạnh khác, nó có thể giảm bớt gánh nặng tài chính của gia đình và giáo dục thế hệ tiếp theo về khái niệm lập kế hoạch cuộc sống. Trong cấu trúc gia đình ngày nay, một gia đình khá giả sẽ bao gồm một cặp vợ chồng, một đến hai con và một đến hai cha mẹ. Đây là vấn đề mà mọi cặp vợ chồng phải đối mặt trong xã hội ngày nay, chịu trách nhiệm cho mọi chi phí để chu cấp cho thế hệ cũ và giáo dục thế hệ sau. Và đương nhiên, đây sẽ là một khoản chi phí khổng lồ và hiển nhiên được áp đặt lên các cặp đôi, khiến họ trở thành “thế hệ bánh kẹp tiêu biểu.
HIện tượng này chắc chắn sẽ được giảm thiểu đáng kể nếu thế hệ người cao tuổi có thể lên kế hoạch nghỉ hưu và hậu sự đúng cách, thực hiện khái niệm “shuukatsu”, thay đổi và nhận ra các quan niệm và cách thức lão hóa mới. Ngoài ra, hành động này cũng có thể truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai chú ý hơn đến tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cuộc sống. Giáo dục cuộc sống nên bắt đầu từ khi còn nhỏ, thấm nhuần những khái niệm đúng đắn và làm cho chúng học cách suy nghĩ, sẽ giúp trẻ phát triển và đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn sau này.
Nguồn:
1. https://www.un.org/zh/global-issues/ageing
2. https://www.gov-online.go.jp/eng/publicity/book/hlj/html/202102/202102_09_ch.html
3. https://www.lifetimes.cn/article/42nZsOzgsRX