Thông thường, 2 khái niệm Nhà lưu trữ tro cốt và Lăng mộ đôi khi được sử dụng với cách diễn đạt tương tự nhau, nhưng thực chất, hai thuật ngữ này đang đề cập đến 2 lối kiến trúc riêng biệt của các công trình tưởng niệm. Lăng mộ (hay là quần thể lăng mộ) luôn được gắn liền với việc chôn cất hài cốt của người đã khuất và thuật ngữ này có nguồn gốc từ quần thể lăng mộ của Vua Mausolus, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Mặt khác, ý tưởng cho nhà lưu trữ tro cốt lại bắt nguồn từ thiết kế của những tổ chim bồ câu có từ thời La Mã. Và nó chỉ bắt đầu gắn liền với việc chôn cất hài cốt người được hỏa táng khi các tín đồ Phật giáo ở châu Á cổ đại bắt đầu xây dựng các công trình tương tự cho mục đích như vậy.
Cả hai công trình kiến trúc này ngày nay đều được sử dụng làm công trình tưởng niệm. Tuy nhiên, nhà lưu trữ tro cốt chỉ được sử dụng chỉ để chứa tro cốt sau khi hỏa táng. Mặt khác, lăng mộ được thiết kế để chôn cất thi hài nói chung và đôi khi cũng có thể được thiết kế là nơi để chứa lưu giữ các hũ đựng tro cốt sau khi hỏa táng. Cả nhà lưu trữ tro cốt và lăng mộ đều có thể đáp ứng cho việc chôn cất, lưu giữ tro cốt của một gia đình hoặc gia tộc lên đến hàng trăm thành viên hoặc là cả một cộng đồng. Thuật ngữ quần thể lăng mộ đôi khi cũng có thể được sử dụng để chỉ các khu chôn cất tập thể trong một khuôn viên riêng biệt được trang trí và thiết kế cầu kỳ, đặc sắc như những lăng mộ hoàng gia, các gia đình giàu có hoặc nhân vật nổi tiếng. Ở Malaysia, an táng trong các lăng mộ thường chỉ dành riêng cho giới quý tộc hoặc những người có sức ảnh hưởng như các nhà lãnh đạo lừng lẫy hoặc những vị anh hùng dân tộc.
Một số ví dụ nổi tiếng về lăng mộ trên khắp thế giới bao gồm Great Mausoleum của Công viên Tưởng niệm Forest Lawn (Mỹ), Lăng mộ Hoàng gia tại Frogmore (Anh), Điện Pantheon (Pháp), Lăng Qianling (Trung Quốc) và Taj Mahal (Ấn Độ). Các ví dụ nổi tiếng về Nhà Lưu Trữ Tro Cốt có thể kể đến bao gồm San Francisco Columbarium (Mỹ), True Dragon Tower (Đài Loan) và Columbaria of Vigna Codini (Ý).